Bệnh Alzheimer (một chứng mất trí phổ biến nhất), bệnh tiểu đường, viêm khớp, lông tăng trưởng trên khắp cơ thể không mong muốn, hói đầu, hiếm muộn, rối loạn cương dương, say rượu, tăng nhãn áp hoặc ung thư.
Nếu bạn đang mắc một trong những căn bệnh trên đây, có khả năng một người nào đó, ở đâu đó, đang nghiên cứu xem liệu nghệ có trị được bệnh này không. Có hơn 15.000 bản thảo được công bố về chất curcumin – thành phần hoạt chất có trong nghệ, và khoảng 50 bài bản thảo được thêm vào bộ sưu tập này hằng tuần, theo Viện sức khỏe quốc gia.
“Nghệ thực sự được đưa vào loại “tài sản” giống như thuốc chữa bách bệnh như những gì đang được nghiên cứu và thậm chí được báo cáo là hữu ích”, ông D. Craig Hopp, phó giám đốc của phòng nghiên cứu mở rộng tại trung tâm y tế quốc gia về sức khỏe Bổ sung và tích hợp quốc gia.
Nghệ là gì?
Củ nghệ là một loại gia vị phổ biến tương tự như gừng, được biết đến với màu vàng tươi và sử dụng trong bột cà ri và mù tạt. Còn được gọi là “saffron Ấn Độ”, cây mọc trên khắp Ấn Độ, trên các khu vực khác của châu Á và Trung Mỹ. Có hàng loạt các món ăn được làm từ nghệ, là một thành phần quan trọng của một số nghi thức tôn giáo và được sử dụng cho mục đích y học trong gần 4.000 năm.
Tiến sĩ Sanjay Gupta, phóng viên y khoa chính của CNN cho biết: “Có rất nhiều nghiên cứu hiện đang được thực hiện đã chứng minh rằng nghệ có thể giúp kiểm soát cơn đau đầu gối khi bị viêm khớp cũng như giảm khả năng bị đau tim sau phẫu thuật bắc cầu”.
Củ nghệ là một trong nhiều loại cây được sử dụng trong Ayurveda – một hệ thống y học truyền thống của Nam Á, theo viện sức khỏe quốc gia. Nghệ được sử dụng để điều trị các vấn đề như khó thở, thấp khớp, mệt mỏi và các cơn đau.
“Có một sự phân biệt rất quan trọng giữa nghệ; thực vật và gia vị; Những gì mọi người thường nghiên cứu đó là chất curcumin – thành phần hoạt động có trong nghệ,” Hopp nói. “Và thậm chí curcumin thường được bán hoặc nghiên cứu, không phải là một hợp chất duy nhất. Nó thường là một bộ sưu tập của ba hoặc bốn hợp chất được gọi là curcuminoids”
“Rễ củ nghệ thông thường chứa tới 5% các curcuminoid”, viện sức khỏe quốc gia cho biết.
Khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành
Việc chiết xuất chất curcumin và chuyển đổi công hiệu của nghệ thành một phương pháp điều trị thành công vẫn là một thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu. Theo bằng chứng dịch tễ học những người có một chế độ ăn giàu nghệ có khả năng mang lại lợi ích sức khỏe đáng kể, dẫn chứng là tỷ lệ mắc ung thư đại tràng dã giảm thấp hơn ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Nhưng sẽ rất khó để đánh đồng việc mà ta đã thấy trong sự hoạt động của tế bào đến tác dụng thực sự đến cơ thể, ông nói thêm. Có sự khác biệt giữa việc xuất hiện nhiều tác động tích cực trong ống nghiệm ( trường hợp thử nghiệm trong các tế bào). Và trái ngược với đó là hầu như không có bằng chứng nào cho thấy nó sẽ có lợi cho cơ thể con người.
Một lý do về sự khác biệt đó là ngoài bột nghệ, chất curcumin có các đặc tính sinh học gây khả dụng sinh học kém. Nó được chuyển hóa và bài tiết một cách nhanh chóng, rất ít chất này được hấp thụ vào cơ thể. Loại hóa chất này khó có thể đến được những nơi cần giúp đỡ trong cơ thể.
Trong các ngữ cảnh đó, nghệ được sử dụng theo cách truyền thống cũng quan trọng không kém. Hạt tiêu đen thường được tìm thấy bên cạnh nghệ. Piperine – thành phần hóa học của hồ tiêu, có thể làm tăng sinh khả dụng của chất curcumin.
“Được ví như là người giữ cửa, khi mọi thứ ra vào khỏi các tế bào, piperine là loại giống như dụng cụ “giữ cho cửa luôn mở” cho phép mọi thứ ra vào khỏi các tế bào dễ dàng hơn”.
Sự liên kết giữa củ nghệ với bệnh tăng nhãn áp và bệnh mất trí nhớ ở người già.
Curcumin tương đối khó hòa tan và hấp thu vào máu rất kém, các nhà nghiên cứu cho biết trong một nghiên cứu điều tra tác động của nghệ trong điều trị bệnh tăng nhãn áp, gần đây được công bố trên tạp chí Scientific Reports. Người ta cần phải uống 24 viên nén curcumin 500 mg mỗi ngày để có được liều lượng hiệu quả, và có khả năng làm tăng nguy cơ tác dụng phụ đường tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy.
Bác sĩ Francesca Cordeiro – giáo sư nhãn khoa tại Imperial College London và một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu cho biết: “Trong cà ri chỉ có 700 miligam nghệ. Bạn sẽ cần phải ăn 200 phần cà ri mỗi ngày để đạt được mức điều trị đó”.
Thay vì chọn viên nang hoặc thức ăn làm phương pháp điều trị, nhóm nghiên cứu của Cordeiro sử dụng thuốc nhổ mắt với chất ổn định làm tăng độ hòa tan của curcumin. Họ cho 2 nhóm chuột thí nghiệm được nhỏ mắt 2 lần/ngày trong 3 tuần, một nhóm nhỏ thuốc chứa curcumin trong nghệ, một nhóm nhỏ thuốc chống tăng nhãn áp thông dụng.
“Chúng tôi đã sử dụng công nghệ nano”, Cordeiro nói.Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã chế tạo ra các hạt nano siêu nhỏ chứa curcumin, giúp tăng khả năng hòa tan của nó tới 400.000 lần và nhanh chóng đi vào máu. Các hạt này được đưa vào thuốc nhỏ mắt.
Kết quả cho thấy tổn thương tế bào hạch võng mạc ở nhóm dùng thuốc chứa curcumin giảm đáng kể so với nhóm còn lại. Không chỉ chặn đứng bệnh, chống mù lòa, thuốc này còn có triển vọng giảm nhẹ các triệu chứng. Curcumin khá “lành” khi đưa vào mắt, không có trường hợp nào có dấu hiệu kích ứng hay viêm mắt.
Giáo sư Francesca Cordeiro còn phát hiện thuốc này có thể giúp chẩn đoán sớm Alzheimer – căn bệnh mất trí nhớ là nguyên nhân gây tử vong sớm hàng đầu ở Anh.
“Curcumin là huỳnh quang,” Cordeiro nói. “Nếu bạn đặt đúng bước sóng Curcumin sẽ xuất hiện huỳnh quang, và liên kết với các phần liên quan đến bệnh Alzheimer, mảng amyloid beta”, một trong những chất trong não là dấu hiệu của tình trạng này.
Ngay cả khi những rủi ro của việc dùng nghệ như một chất bổ sung là tương đối nhỏ. Hopp vẫn khuyên bạn nên thảo luận với bác sĩ, “đặc biệt nếu bệnh nhân đang sử dùng nhiều loại thuốc khác, để bác sĩ có một cái nhìn đầy đủ về những loại thuốc mà bệnh nhân sử dụng hàng ngày và từ đó có thể chăm sóc đúng cách”.
Theo CNN